Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Bị trĩ đi cầu ra máu có sao không?

Đi cầu ra máu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó, trĩ là căn bệnh gây đi cầu ra máu phổ biến và nhiều người dễ mắc phải nhất, khiến họ có tâm lý lo lắng, hoang mang. Vậy bị trĩ đi cầu ra máu có sao không?


Hậu môn ra máu khi đại tiện
Đi cầu ra máu là triệu chứng điển hình và ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ, xảy ra do áp lực lên thành mạch hậu môn, khiến mạch máu bị sưng, giãn quá mức gây chảy máu và sa ra ngoài hậu môn.

Những nguyên nhân gây đi cầu ra máu
-          Bệnh trĩ: Máu dính trên giấy vệ sinh hoặc dính theo phân sau khi đại tiện. Khi thăm khám trực tràngsẽ thấy tĩnh mạch trực tràng giãn và nổi thành từng búi, có máu chảy ra. Bệnh cần được điều trị sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

-          Táo bón: Bị táo bón dẫn đến nguy cơ đi ngoài ra máu.
-          Kiết lỵ: Máu thường lẫn với phân, kèm theo có chất nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đau bụng, mót rặn và đau hậu môn khi đi đi ngoài.

-          Viêm đại trực tràng chảy máu: Có thể rỉ máu theo phân có lẫn ít mủ, thường chảy máu nhiều.
-          Nhồi máu ruột non do tắc mạc mạch treo: Đau quặn bụng dữ dội và đi ngoài ra máu.

-          Polyp đại, trực tràng: Đi ngoài ra máu tươi thành giọt hoặc thành tia. Khi soi và chụp đại tràng có thể thấy Polyp.

-          Tình trạng dị ứng: Đi cầu ra máu do bệnh trĩ gây xung huyết niêm mạc trực tràng cũng có thể gây ra đi ngoài máu tươi.



-          Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa... cũng gây đi ngoài ra máu, biểu hiện thường là đi ngoài ra phân đen với mùi đặc trưng.

Những nguy hiểm khi đi cầu ra máu
Khi đi cầu ra máu lần đầu, nhiều người thường không quan tâm và nghĩ rằng bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, cũng giống như các căn bệnh khác, những triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn, gây đi cầu ra máu trong thời gian dài và nguy cơ mắc phải một số căn bệnh khác, và gây ra những ảnh hưởng sau đây.
-          Đi cầu ra máu có thể gây thiếu máu do mất máu nhiều.
-          Nếu chảy máu ở thể nặng sẽ khiến huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, có thể bị ngất, rối loạn ý thức hoặc sốc do chảy máu.
-          Nếu ở thể vừa, da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, tay chân lạnh.
-          Còn ở thể nhẹ, các triệu chứng kín đáo hơn: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, gai rét toàn thân.
-          Dịch nhầy kích thích da có thể gây ngứa và viêm da hậu môn.

Cách phòng tránh đi cầu ra máu hiệu quả
-          Chế độ ăn: Cần có chế độ ăn hợp lý, ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, ăn các loại rau quả, trái cây. Hạn chế ăn các loại thức ăn cay, nóng, không dùng rượu, bia hay một số chất kích thích khác.


-          Đại tiện hằng ngày: Tập thói quen đi đại tiện hằng ngày, giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, giảm bớt các tác động lên hậu môn, trực tràng, dùng giấy vệ sinh mềm, không có mùi thơm.
-          Luyện tập thể dục, thể thao: Tham gia luyện tập thể dục, thể thao để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu. Tăng cường vận động cho cơ thắt hậu môn, đặc biệt là vận động hậu môn, khi bị sưng tấy do trĩ, chảy máu nhiều thì nên đi khám và điều trị kịp thời.
-          Chế độ sống hợp lý: Cần có chế độ sống, sinh hoạt hợp lý, tránh ngồi hay đứng quá lâu.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM