Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Triệu chứng thường thấy của bệnh trĩ và cách điều trị


Bệnh trĩ là tình trạng sưng phồng tĩnh mạch vùng hậu môn dẫn đến lòi búi trĩ. Bệnh có 3 dạng là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Tùy thuộc vào từng loại bệnh sẽ sẽ có đặc điểm và triệu chứng cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung đó là chảy máu khi đi đại tiện, sa búi trĩ, đau rát hậu môn.

Trĩ là chứng bệnh vô cùng phổ biến ở thời hiện đại. Không chỉ người lớn mà ngay cả các bé đang đi học, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải. Nhưng theo thống kê chung, số bệnh nhân bị trĩ gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi trung niên, cao niên. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng thực sự là nỗi bất tiện lớn không chỉ trong sinh hoạt mà cả trong công việc, các hoạt động xã giao thường ngày nếu không có cách điều trị sớm và dứt điểm.

Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ.

Bệnh lý được chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Cả hai đều là tổn thương ngay tại hậu môn, đều khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, phiền nhiễu nhưng xét về hình thái thì có vài điểm khác biệt.

– Đối với bệnh trĩ ngoại: búi trĩ nằm ngay tại vùng lược hậu môn, nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Ban đầu chỉ có kích thước nhỏ, nếu không khắc phục sẽ tiếp tục phát triển, đám rối tĩnh mạch phình to hơn, ngoằn ngoèo, nhiễm trùng khiến bệnh nhân cảm thấy đau rát, mỗi lần đại tiện bị chảy máu, có dịch tiết ở hậu môn gây ngứa. Cần áp dụng các phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại sớm khi phát hiện ra các triệu chứng trên.






– Đối với bệnh trĩ nội: chia ra cụ thể thành 4 cấp bậc.

Trĩ nội độ 1: búi trĩ đã hình thành nhưng còn rất khiêm tốn, chỉ mới “lấp ló” ở mép cửa hậu môn. Bệnh nhân đôi khi cảm thấy ngứa ngáy, đi cầu ra ít máu. Nếu phát hiện thì áp dụng cách chữa bệnh trĩ nội ở giai đoạn này là tốt nhất.

Trĩ nội độ 2: bệnh trĩ đã rõ nét hơn nhưng chưa nghiêm trọng, dùng tay sờ sẽ phát hiện đám trĩ do chúng đã bị viêm sưng to hơn, dễ sa ra khỏi cửa hậu môn nhưng tự thụt ngược lại được, đại tiện khó khăn, có chảy máu. đau rát ở hậu môn.

Trĩ nội độ 3: mức độ đau đớn tăng lên nhiều lần, lượng máu bị chảy cũng nhiều hơn, trĩ bị “lòi” hẳn ra ngoài và không thể thụt tự động vào trong mà phải dùng tay đẩy vào.

Trĩ nội độ 4: mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh trĩ nội. Lúc này không thể dùng tay đẩy búi trĩ vài trong nữa vì chúng cũng sa ra ngoài ngay lập tức. Mỗi lần đi ngoài lại thấy đau đớn vô cùng, máu chảy thành tia hoặc nhỏ giọt.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì?

Có rất nhiều nhân tố tạo cơ hội cho bệnh trĩ nội trĩ ngoại hình thành và phát triển trong đó táo bón là thủ phạm gây bệnh thường gặp nhất. Bên cạnh đó không thể không kể đến chế độ ăn uống kém lành mạnh như thực đơn có quá nhiều món ăn nóng, bia rượu; phụ nữ mang thai, sau sinh cũng dễ bị táo bón hơn hẳn những người khác; hay do quá trình lão hóa khi tuổi tác tăng lên, tình tràng stress, căng thẳng thần kinh kéo dài cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Và khi đã biết được đâu là lý do gây bệnh chúng ta sẽ có cách ngăn chặn và chữa trị bệnh trĩ phù hợp.

Một số cách chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại tự nhiên nhanh nhất

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng nước muối ấm

Sử dụng nước muối ấm là một cách chữa bệnh trĩ rất hiệu quả dành cho những người bị bệnh trĩ cấp độ nhẹ, không có biến chứng, không polyp, áp-xe. Nước muối ấm diệt khuẩn, giúp cầm máu, sát khuẩn và se miệng vết thương.

Với những người bị nứt hậu môn, búi trĩ sưng to, viêm nhiễm nên pha nước muối ấm để ngâm rửa vùng hậu môn mỗi ngày. Dùng dùng nước nóng, nồng độ muối 0.9%, đừng pha quá mặn.




Cách chữa trĩ nội trĩ ngoại bằng đu đủ

Ăn đu đủ để giải độc cơ thể, chữa táo bón, điều trị bệnh trĩ. Đu đủ có những lợi ích nổ bật như vậy nhờ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, một số nhóm chất chống viêm, giảm sưng.

Cách 1: Đu chưa chín hẳn 150g thái miếng vuông vừa ăn đem nấu với 100g trực tràng heo đã được làm kĩ. Bệnh trĩ dùng món này mỗi ngày đến khi bệnh giảm.

Cách 2: Đu đủ còn xanh nguyên, quả nào có nhiều nhựa thì càng tốt. Rửa sạch rồi bổ đôi, mỗi nữa buộc cố định vào 2 bên cẳng chân sao cho phần cuống chĩa lên trên. Biện pháp này giúp các búi trĩ co mạch, giảm chảy máu, hết tiêu sưng. Trước khi đi ngủ lại thực hiện cách trị bệnh trĩ ngoại này cho đến khi búi trĩ không còn.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng cây lá bỏng

Lá bỏng và rau sam 6g mỗi thứ. Có 2 cách dùng lá bỏng để trị bệnh trĩ trong dân gian, thứ nhất là đem 2 cây thuốc rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi bỏ vào miệng nhai sống. Cách còn lại là cho vào ấm, thêm nước sắc thuốc uống. Nếu ở hậu môn thấy có lở loét, nhiễm trùng có thể dùng lá bỏng để đắp lên vết thương.

Những cách và bài thuốc trị trĩ nội, trĩ ngoại mà chúng tôi vừa giới thiệu có những ưu điểm nổi bật là dễ làm, nguyên liệu rất dễ kiếm, chi phí trị liệu tiết kiệm đáng kể nhưng chúng chỉ phù hợp với đối tượng bị trĩ nhẹ như cấp độ 1, 2. Nếu bệnh trĩ đã phát triển quá mức hay thậm chí có biến chứng thì bệnh nhân cần một phương pháp trị bệnh trĩ khác hiệu quả hơn.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM